Xiaomi đang có kể hoạch để sản xuất ra những chiếc điện thoại Android tốt nhất và họ bắt đầu với MIUI. Nó cung cấp giao diện phần mềm với thiết kế lấy cảm hứng từ iOS nhưng với một số bổ sung và thay đổi rất độc đáo, bao gồm một theming engine đồ sộ và các ứng dụng được cài đặt sẵn không hề gây thừa thãi cho điện thoại của bạn. Lần đầu tiên tôi sử dụng MIUI là trên chiếc Nexus 4 vào năm 2013; MIUI 5 rất khác biệt so với giao diện Jelly Bean mặc định, cung cấp một mức độ tùy chỉnh đáng kinh ngạc (vào thời điểm đó), quản lý quyền, icon động, trình phát nhạc tốt hơn những gì bạn nhận được trên hầu hết các điện thoại kèm với các tính năng bảo mật mạnh mẽ.
Tất nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Xiaomi đã có thể tự sản xuất điện thoại nhưng chúng chỉ giới hạn cho thị trường quê nhà. MIUI cho phép Xiaomi đánh giá sự quan tâm của người dùng đến giao diện phần mềm của mình bên ngoài Trung Quốc và thương hiệu đã tích lũy được một cơ số người dùng trong một khoảng thời gian ngắn, mở đường cho việc thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, nơi họ ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên - Mi 3, vào năm 2014.
MIUI đã trải qua rất nhiều thay đổi trong 7 năm qua. MIUI 6 đã giới thiệu một giao diện người dùng mói với màu sắc tươi sáng và cập nhật cho chức năng quản lý thông báo. MIUI 7 đi kèm với khả năng tùy chỉnh tốt hơn và giao diện người dùng được tối ưu hóa hơn và có chế độ tiết kiệm dữ liệu hoạt động trên toàn hệ thống. MIUI 8 chứng kiến sự ra mắt của Dual Apps, trình chỉnh sửa video cho Thư viện, bảng thông báo mới và chặn cuộc gọi spam.
Quyết định của Xiaomi về việc đưa quảng cáo
vào trong giao diện người dùng đã khiến MIUI 10 và 11
gần như không thể sử dụng được.
vào trong giao diện người dùng đã khiến MIUI 10 và 11
gần như không thể sử dụng được.
Xiaomi đã tinh chỉnh thêm bảng thông báo trên MIUI 9, thêm các tính năng chỉnh sửa mới trong Thư viện để loại bỏ các yếu tố nền (ví dụ như xóa phông), một số tối ưu hóa ẩn và ra mắt Mi Video. MIUI 10 đã cho chúng ta một số tính năng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay: các biểu tượng hình tròn cho các ô cài đặt nhanh và thanh trượt độ sáng, Recents Menu theo chiều dọc với card-based UI và chế độ ảnh trong ảnh. MIUI 11 với Dark Mode trên toàn hệ thống, AOD, thiết kế gọn gàng hơn với các biểu tượng hiện đại và chế độ tiết kiệm pin mới.
Với số lượng tính năng được thêm vào trong những năm qua đồng nghĩa với việc giao diện đã bị bloat vào thời điểm MIUI 10 được ra mắt. Xiaomi có giới hạn về phần cứng - đó là lý do tại sao điện thoại của họ luôn có giá cả phải chăng - vì vậy thay vào đó, họ chuyển qua quảng cáo trong MIUI và các ứng dụng được cài đặt sẵn như một cách để tăng lợi nhuận từ điện thoại của mình và điều đó khiến MIUI 10 trở nên không còn thú vị. Mô hình đó vẫn được tiếp tục trên MIUI 11; Redmi Note 8 Pro nói riêng có nhiều bloatware hơn bất kỳ điện thoại nào khác mà tôi từng sử dụng cho đến nay và các quảng cáo liên tục đã dẫn đến sự phản đối kịch liệt từ người dùng Ấn Độ và các thị trường châu Á khác, những nơi mà Xiaomi đã triển khai mô hình ad-based cho MIUI.
Xiaomi đã tìm cách thay đổi vào năm ngoái với MIUI 12. Đây là một bản cập nhật lớn đối với Xiaomi, với thương hiệu cung cấp thiết kế gọn gàng hơn tập trung vào quyền riêng tư và bảo mật, lần đầu tiên có app drawer, cử chỉ điều hướng theo chỉ định của Google, trang Cài đặt gọn hơn, cửa số nổi và hoạt ảnh vui nhộn mới trên toàn giao diện. Nhưng trên hết, bloatware đã giảm đi đáng kể và Xiaomi đã loại bỏ quảng cáo khỏi giao diện người dùng.
Những thay đổi đối với MIUI 12 cũng đồng nghĩa với việc Mi 11 là chiếc điện thoại Xiaomi đầu tiên tôi sử dụng trong vòng 3 năm trở lại đây mà phần mềm không phải là nhược điểm. Điều đó cũng xảy ra đối với dòng Redmi Note 10 tập trung vào ngân sách cũng như các thiết bị tầm thấp khác trong dòng Redmi. Xiaomi đã xây dựng MIUI dựa trên phản hồi của cộng đồng. Họ đã rất cố gắng để tương tác với người dùng cho dù thương hiệu không còn làm như vậy nhiều như trước đây.
Khả năng xóa các ứng dụng hệ thống
trên MIUI 12.5 là một bước tiến lớn.
trên MIUI 12.5 là một bước tiến lớn.
MIUI 12.5 là sự tiếp nối của MIUI 12; nó không mang lại thêm bất kỳ tính năng hướng tới người dùng nào, thay vào đó Xiaomi tập trung vào việc tối ưu hóa giao diện người dùng. Chắc chắn đây sẽ không phải là bản cập nhật MIUI thú vị nhất trong lịch sử nhưng nó đã được thêm một tính năng mà tôi đã chờ đợi từ rất lâu: ứng dụng hệ thống có thể gỡ cài đặt. Ngoài 7 ứng dụng “cốt lõi” mà Xiaomi cho biết là rất quan trọng thì bạn có thể gỡ cài đặt tất cả phần còn lại trong MIUI 12.5.
Đó là một vấn đề nan giải đối với Xiaomi bởi vì theo truyền thống, các nhà sản xuất Trung Quốc tập trung vào các dịch vụ dựa trên phần mềm của mình để cải thiện một ít doanh thu bên cạnh việc bán phần cứng. Nhưng trong MIUI 12.5, bạn có thể tắt Mi Music và Mi Video, đồng thời gỡ cài đặt mọi dịch vụ của Xiaomi, bao gồm Ghi chú, Thời tiết, Máy quét, La bàn, Trình ghi màn hình, v.v. Khả năng làm được như vậy nghĩa là bạn có thể tự thiết lập MIUI mà không cần bất kì bloatware nào và tôi muốn thấy các nhà sản xuất khác đi theo bước chân của Xiaomi - đặc biệt là Samsung.
Bên cạnh đó, MIUI 12.5 bao gồm những thay đổi tổng thể giúp việc sử dụng giao diện trở nên thú vị hơn nhiều. Nó được tối ưu hóa để sử dụng ít bộ nhớ và tài nguyên hơn, nhìn chung cho cảm giác mượt hơn trên các thiết bị có tần số quét 120Hz. Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây là Xiaomi đã sửa rất nhiều lỗi còn tồn tại trong MIUI. Mọi chiếc điện thoại Xiaomi tôi đã sử dụng trong 6 năm qua đều gặp sự cố khó chịu về quản lý bộ nhớ, nơi tôi sẽ không nhận được thông báo đẩy từ ứng dụng thư của mình trừ khi tôi đặt nó ở chế độ tự động khởi động. Với MIUI 12.5, điều đó đã không còn. Tôi không gặp bất kỳ sự cố nào với thông báo đẩy với Newton Mail, Slack hoặc bất kì dịch vụ nào khác mà tôi sử dụng hàng ngày.
Tôi sử dụng điện thoại Xiaomi khoảng vài tháng trong vòng một năm; ngoài vài tuần dành để thử nghiệm các điện thoại khác thì Mi 11 Ultra là chiếc điện thoại đáng dùng nhất theo quan điểm của tôi trong suốt 4 tháng qua. Xiaomi đã có 150 triệu người dùng toàn cầu khi MIUI 7 ra mắt vào năm 2015, con số đã đã tăng lên 400 triệu khi MIUI 12 ra mắt lần đầu tiên vào năm ngoái.
Rõ ràng trong phần lớn hành trình của mình, MIUI tập trung chủ yếu vào người dùng Trung Quốc. Nhưng trong những năm gần đây, Xiaomi đã nỗ lực để làm cho giao diện trở nên dễ chịu đối với người dùng toàn cầu. MIUI 12.5 củng cố sự nỗ lực đó và với Android 12 đang làm mưa làm gió, tôi rất vui khi thấy hướng đi của Xiaomi với MIUI.
Xem thêm:
DocCoCauBai176
Via AndroidCentral
Via AndroidCentral