PI Network là một trong những chủ đề khá nóng trong thời điểm hiện tại, người người nhà nhà đều rủ nhau cài ứng dụng về để đào PI, một loại tiền ảo được đặt tên theo hằng số toán học. Vậy liệu PI Network có thực sự là một dự án tiền ảo đầy tham vọng hay chỉ là một cú lừa dữ liệu "siêu to khổng lồ"? Cùng ITRUM tìm hiểu ngay sau đây.
Bài viết này được cải biên lại từ bài gốc, nhằm giúp cho người dùng không chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin (đặc biệt là lập trình) có thể hiểu được bản chất của PI Network như thế nào.
Nội dung chính [Ẩn]
PI Network là cái gì thế?
Nếu bạn chưa biết hay chưa từng nghe qua PI Network thì xin chia buồn, bạn đã tham gia vào hội "những người tối cổ nhất thế giới" rồi. Ở đây Pi Network được định nghĩa là một loại tiền điện tử, khá đặc biệt là, chỉ có thể khai thác được trên thiết bị di động mà thôi, phương thức này tương tự như một dự án đã được ra mắt trước đây là Electroneum (ETN).
Điểm khác biệt ở đây là khi đào PI Network, việc tốn tài nguyên là một khái niệm không hề tồn tại như một số ứng dụng đào tiền ảo khác.
PI Network được thành lập bởi nhóm cựu sinh viên đại học Stanford, bao gồm 2 tiến sĩ và 1 thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA): Dr. Nicolas Kokkalis, Dr. Chengdiao Fan và Vincent McPhillip lần lượt là trưởng các bộ phận công nghệ, sản phẩm và cộng đồng.
Những ai am hiểu về lĩnh vực tiền điện tử rất ngờ vực về vai trò của ông Nicolas Kokkalis với dự án PI Network này.
Hồ sơ của Nicolas Kokkalis tại Stanford cũng như LinkedIn liệt kê nhiều dự án mà ông này tham gia, nhưng không nhắc đến Pi. Nhiều trang cá nhân mang tên Nicolas Kokkalis xuất hiện trên Twitter được cho là của ông này đã ngừng cập nhật nhiều tháng. Nicolas Kokkalis cũng xuất hiện trong 3 video trên kênh YouTube của Pi Network.
"Việc này khá bất thường. Trong hầu hết dự án về tiền điện tử, uy tín của người sáng lập cao hơn cả uy tín của dự án. Những người sáng lập thường phải hoạt động tích cực trên các mạng xã hội để công bố các thông tin quan trọng và để tránh bị mạo danh. Tuy nhiên, Nicolas Kokkalis lại không làm vậy với Pi", Anh Thái, một người có 3 năm kinh nghiệm đầu tư tiền điện tử nhận xét và chia sẻ với Vnexpress
Ngoài ra, một bài báo về Nicolas Kokkalis cùng dự án tiền ảo Pi được đăng tải trên trang Stanford Daily được nhiều người sử dụng để làm bằng chứng kêu gọi tham gia Pi Network với lý lẽ "trường Stanford cũng viết về dự án này". Thế nhưng, Stanford Daily vốn chỉ là một trang tin do sinh viên trường lập ra, không phải trang chính thức của trường đại học Stanford.
PI Network hoạt động như thế nào?
Chỉ cần một chiếc smartphone, tải ứng dụng Pi Network về máy và đăng ký tài khoản sử dụng (cách đăng ký đơn giản như những tài khoản khác). Sau đó, mỗi ngày người dùng chỉ cần vào và nhấn Start để bắt đầu đào Pi. Được biết thì, quá trình nảy vẫn tiếp tục diễn ra ngay cả khi thiết bị bị ngắt kết nối internet.
Bạn nghĩ gì khi phía nhà sản xuất cho rằng việc khai thác Pi vẫn sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu suất máy, không làm cạn kiệt pin và đặc biệt, không sử dụng dữ liệu mạng của người tham gia? Nghe thật khó tin phải không nào?
Độc đáo ở chỗ, tốc độ khai thác Pi sẽ tỉ lệ nghịch với số người tham gia vào cộng đồng để tạo độ khó trong việc khai thác. Nếu càng nhiều người dùng, số Pi đào được sẽ càng ít đi. Tốc độ ban đầu là 3,1 Pi trong một giờ, nhưng khi cộng động này lên đến con số 10 triệu thành viên (vào cuối năm 2020, đầu năm 2021 đã hơn 13 triệu thành viên), tốc độ đào Pi đã giảm xuống chỉ còn 0,2 Pi trong một giờ.
Nếu muốn tăng tốc độ đào, người dùng chỉ có cách mời thêm người khác cùng tham gia mạng lưới này (hay còn gọi là “Đa Cấp”). Đồng thời cứ mỗi 24h phải vào ứng dụng để khởi động tiến trình một lần.
Tốc độ khai thác PI tiệm cận về 0
Rủi ro khi tham gia đào PI:
-
Tốn tài nguyên của máy
-
Tốn thời gian đi lôi kéo người khác cùng chơi mà vẫn chưa biết khi nào mới có thể sử dụng đồng PI
-
Lộ thông tin cá nhân, dữ liệu nhạy cảm
-
Bị lừa kiếm tiền cho những kẻ khác (ở đây là kẻ đứng sau vận hành PI Network)
-
Mất đi niềm tin và hy vọng vào công nghệ blockchain một cách vô tình (vốn dĩ không phải lừa đảo mà do những con người tạo ra những app rồi dựa hơi vào công nghệ blockchain để đi lừa đảo)
-
Mất công sức vào một ứng dụng không mang lại giá trị thực tế.
-
Mất uy tín với mọi người xung quanh, người mà bạn đã giới thiệu về PI Network.
Bằng chứng về việc PI Network là một cú lừa siêu to khổng lồ
Theo như PI Network, việc "đào" tiền ảo thật nhàn hạ. Chỉ cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại, đăng nhập (tất nhiên là khai báo nhiều thông tin cá nhân), khởi động tiến trình (hay "điểm danh") sau mỗi 24h, người dùng đã có thể thu về những con số với đơn vị là Pi.
Chúng ta phải hiểu rằng định nghĩa của việc "đào" tiền không đơn giản hay không phải là điểm danh tính công hay khai thác tài nguyên, mà phải là hành vi xác thực giao dịch. Hành động đào Pi dựa trên việc “điểm danh” là hành động hoàn toàn vô giá trị, tất cả chỉ dựa trên niềm tin và lời đồn. Hành động "Đào" ở Bitcoin đúng vì để xác thực các giao dịch. Còn hiện tại trên Pi Network chưa phát sinh giao dịch, nên chưa thể xác thực được tính chính danh của dự án này.
Ứng dụng Pi không công bố mã nguồn khiến nhiều chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực blockchain phải lên tiếng cảnh báo sự thiếu minh bạch của dự án này. Nguyên tắc bất di bất dịch của blockchain luôn phải nhắc đi nhắc lại ở đây là tính minh bạch.
Việc công khai mã nguồn là một điều rất quan trọng, thể hiện tầm uy tín của dự án. Ngay cả với những mã lớn như BTC, ETH, minh bạch trong khâu cung cấp mã nguồn, thể hiện tính phi tập trung là một trong những yếu tố làm nên thành công của đồng tiền ảo.
Thông tin cảnh báo trên CoinMarketCap "Pi Network gần đây đã phải đối mặt với nhiều tranh cãi. Vui lòng tự nghiên cứu trước khi đầu tư" Pi Network price today, PNET to USD live, marketcap and chart | CoinMarketCap:
Theo như PI Network, việc "đào" tiền ảo thật nhàn hạ. Chỉ cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại, đăng nhập (tất nhiên là khai báo nhiều thông tin cá nhân), khởi động tiến trình (hay "điểm danh") sau mỗi 24h, người dùng đã có thể thu về những con số với đơn vị là Pi.
Chúng ta phải hiểu rằng định nghĩa của việc "đào" tiền không đơn giản hay không phải là điểm danh tính công hay khai thác tài nguyên, mà phải là hành vi xác thực giao dịch. Hành động đào Pi dựa trên việc “điểm danh” là hành động hoàn toàn vô giá trị, tất cả chỉ dựa trên niềm tin và lời đồn. Hành động "Đào" ở Bitcoin đúng vì để xác thực các giao dịch. Còn hiện tại trên Pi Network chưa phát sinh giao dịch, nên chưa thể xác thực được tính chính danh của dự án này.
Ứng dụng Pi không công bố mã nguồn khiến nhiều chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực blockchain phải lên tiếng cảnh báo sự thiếu minh bạch của dự án này. Nguyên tắc bất di bất dịch của blockchain luôn phải nhắc đi nhắc lại ở đây là tính minh bạch.
Việc công khai mã nguồn là một điều rất quan trọng, thể hiện tầm uy tín của dự án. Ngay cả với những mã lớn như BTC, ETH, minh bạch trong khâu cung cấp mã nguồn, thể hiện tính phi tập trung là một trong những yếu tố làm nên thành công của đồng tiền ảo.
Thông tin cảnh báo trên CoinMarketCap "Pi Network gần đây đã phải đối mặt với nhiều tranh cãi. Vui lòng tự nghiên cứu trước khi đầu tư" Pi Network price today, PNET to USD live, marketcap and chart | CoinMarketCap:
Một số tên miền thuộc Pi bị blacklist hay cảnh báo là nguy hiểm không an toàn bởi một số chương trình diệt virus máy tính và Microsoft Edge SmartScreen.
Bị ESET đánh giá là trang lừa đảo
Bị đánh giá là nguy hiểm bởi Microsoft Edge SmartScreen
Tên miền socialchain.app (trang thao tác api của PI Network) cũng bị đánh giá nguy hiểm
Ứng dụng của PI Network bị Tencent đánh giá là nguy hiểm
Mới đây, vào ngày 21/12, ứng dụng PI Network bỗng "bay màu" khỏi CH Play, cộng đồng Pi bảo là app đang được nâng cấp nên xảy ra tình trạng trên. Tuy nhiên sự thật thì không phải vậy. Ứng dụng chỉ biến mất hay bị ẩn khỏi CH Play khi và chỉ khi chủ sở hữu ứng dụng tự ẩn hoặc bị Google ẩn tạm thời và chờ bản cập nhật mới để sửa chữa lại những thứ mà Google cho là vi phạm mới có thể có mặt lại trên cửa hàng ứng dụng.
Và thật vậy, chỉ 1 ngày sau, ứng dụng đã có mặt trở lại. Tuy nhiên, ngày cập nhật ứng dụng không phải là ngày 22/12 mà lại là ngày 18/12 (trở về phiên bản cũ trước đó). Do đó, chẳng có bản cập nhật nào được áp dụng cả.
Và thật vậy, chỉ 1 ngày sau, ứng dụng đã có mặt trở lại. Tuy nhiên, ngày cập nhật ứng dụng không phải là ngày 22/12 mà lại là ngày 18/12 (trở về phiên bản cũ trước đó). Do đó, chẳng có bản cập nhật nào được áp dụng cả.
Ngoài ra, ứng dụng PI Network đòi hỏi rất nhiều quyền nhạy cảm. Dựa theo phân tích của Exodus thì app Pi Network phiên bản 1.30.4 đòi hỏi quyền nhiều hơn những phiên bản trước đó. Cụ thể là có 11 đoạn mã theo dõi/quảng cáo - và 28 quyền cần từ thiết bị để chạy app. Người dùng chắc chắn sẽ bị lộ thông tin cá nhân (như họ tên, số điện thoại hoặc facebook ID), thông tin xác thực eKYC (e-Know Your Customer)
Thông tin báo cáo chi tiết tại đây.
Thông tin báo cáo chi tiết tại đây.
Có 28 quyền cần từ thiết bị để chạy ứng dụng, trong đó có những quyền nguy hiểm và mang tính riêng tư bảo mật như: READ_CONTACTS là quyền đọc danh bạ điện thoại và WRITE_SETTINGS là quyền bắt buộc trên một số thiết bị để kiểm soát trạng thái kết nối dữ liệu di động của bạn.
Đồng thời, nhiều chuyên gia quốc tế lên tiếng cảnh báo Pi Network kém an toàn đối với người dùng.
Ryan Montgomery, giám đốc công nghệ của Pentester.com, một công ty chuyên về mô phỏng các cuộc tấn công mạng, đã gợi ý trong một cuộc gọi với báo Sputnik (dẫn chứng: Công ty khai thác tiền điện tử đứng sau vụ rò rỉ dữ liệu Việt Nam do an ninh mạng kém (sputniknews.com)) rằng Pi Network không chỉ lưu trữ một lượng lớn dữ liệu người dùng một cách kém bảo mật, bao gồm cả chi tiết về thông tin liên lạc của họ, mà còn dự trữ thông tin vô thời hạn, bất chấp các yêu cầu xóa thông tin.
CEO Rick Glaser của cty ZenChart đã xác nhận rằng dữ liệu liên lạc của anh này đang tiếp tục được lưu trữ, mặc dù anh không phải là người dùng ứng dụng. Trong email gửi đến Pi Network, anh đặt câu hỏi về việc công ty lưu trữ dữ liệu của mình, mà Pi phủ nhận quyền truy cập.
Ryan Montgomery, giám đốc công nghệ của Pentester.com, một công ty chuyên về mô phỏng các cuộc tấn công mạng, đã gợi ý trong một cuộc gọi với báo Sputnik (dẫn chứng: Công ty khai thác tiền điện tử đứng sau vụ rò rỉ dữ liệu Việt Nam do an ninh mạng kém (sputniknews.com)) rằng Pi Network không chỉ lưu trữ một lượng lớn dữ liệu người dùng một cách kém bảo mật, bao gồm cả chi tiết về thông tin liên lạc của họ, mà còn dự trữ thông tin vô thời hạn, bất chấp các yêu cầu xóa thông tin.
CEO Rick Glaser của cty ZenChart đã xác nhận rằng dữ liệu liên lạc của anh này đang tiếp tục được lưu trữ, mặc dù anh không phải là người dùng ứng dụng. Trong email gửi đến Pi Network, anh đặt câu hỏi về việc công ty lưu trữ dữ liệu của mình, mà Pi phủ nhận quyền truy cập.
Chuyên gia M. Ali từ trang TheCoinsPost đánh giá Pi Network giống một mô hình lừa đảo đa cấp. Theo ông, người dùng không thể tự vào mạng lưới khai thác Pi, mà phải thông qua mã giới thiệu. Đây là biểu hiện của một mô hình kinh doanh theo kiểu kim tự tháp, thu hút mọi người bằng lời hứa về lợi nhuận nếu tuyển được thêm thành viên .
Vẫn chưa hiện diện công nghệ Blockchain, công nghệ quyết định của tiền điện tử
Nếu muốn hoạt động nghiêm túc như những nền tảng và tên tuổi khác, Pi cần phải công bố blockchain chính thức của mình và phải được công khai trên CoinMarketCap. Đó được xem như bước đầu khi xây dựng tên tuổi, hình ảnh trên thị trường tiền kỹ thuật số để có thể tạo lòng tin ở nơi người dùng. Thế nhưng, Pi chỉ cam kết và hứa hẹn tương tự như một tổ chức hoạt động đa cấp thay vì những hành động cụ thể.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn cho rằng người dùng chỉ đang tham gia vào việc xây dựng cộng đồng trong khi máy chủ khai thác Pi lại ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc người tham gia chỉ được tặng Pi mà thôi, chứ không phải một phần của mạng lưới blockchain. Dấy lên lo ngại về giá trị của đồng PI.
Thật ra, PI Network chẳng sử dụng công nghệ blockchain gì cả, tất cả chỉ là việc tương tác giữa máy khách (bên người dùng) và máy chủ của PI Network mà thôi, việc tương tác ở đây đơn giản chỉ là gửi dữ liệu của người dùng đến PI Network và máy chủ tự động trả về thông tin giống như người dùng đang "đào" được đồng tiền ảo này.
Tạo ra hiệu ứng lừa đảo cộng đồng mô hình “Domino”
Một chuyên gia về tiền số cũng cho biết, thực tế website trên được giới "đào" Pi tại Việt Nam sử dụng để lôi kéo thêm nhiều người. Họ quay, chụp màn hình các trang, sau đó đưa lên hội nhóm với lời khẳng định sắp tới "có thể mua bán bằng Pi", hay "mỗi Pi sẽ có giá hàng trăm USD", kèm mã giới thiệu để rủ người khác cùng "đào" Pi.
Đầu năm nay, một số cửa hàng, quán ăn tại Việt Nam cũng từng sử dụng chiêu "thanh toán bằng Pi" để hút khách và thành viên tham gia mạng lưới. Nhưng sau đó, họ lấy lý do PI Network chưa đi vào giai đoạn chính thức nên chưa thể thanh toán.
Ngay cả khi PI Network được đưa vào giai đoạn chính thức, việc thanh toán hàng hoá bằng PI là hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam. Tại Hội nghị Phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong chuyển đổi nền kinh tế số do Bộ Công an tổ chức, các cơ quan chức năng khẳng định việc sử dụng tiền ảo để thanh toán là vi phạm pháp luật.
Một số tên miền liên quan đến PI Network
Hầu hết những thông tin chủ sở hữu tên miền có những thông tin thiếu minh bạch hoặc che đậy thông tin thật của người quản lý tên miền.
Nếu độc giả quan tâm đến vấn đề kỹ thuật liên quan đến ứng dụng PI Network (đi sâu vào việc phân tích mã nguồn,...), độc giả có thể xem thêm tại đây: PI Network 3.14 là tiền ảo hay tiền “ảo” scam
Tóm tắt những phân tích của tác giả, ứng dụng Pi Network đơn giản chỉ là một ứng dụng chứa đựng rất nhiều quảng cáo, mã theo dõi và lừa đảo người dùng gửi thông tin đến máy chủ của những người đứng sau PI Network không hơn không kém.
Khuyến cáo và kết luận
Như vậy, qua những thông tin trên, người dùng cần cảnh giác và thận trọng với PI Network cùng những dự án tiền ảo tương tự. Những ai đã và đang tham gia Pi Network nên xem xét để đưa ra nhận định đúng và thực tế, thay vì chạy theo những mơ ước không có thật hay viển vông thiếu logic.
Do tiền Pi chỉ được lưu trên máy chủ tập trung, người quản trị hệ thống có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy thích. "Khi đó, đồng tiền cũng không còn giá trị gì" và hiện giá trị của đồng Pi trên thị trường bằng 0. Người dùng chưa thể giao dịch, mua bán bằng đồng tiền này.
Không những vậy, nếu Pi trở thành phương tiện thanh toán đồng nghĩa với việc nhóm nhà sáng lập được hưởng 25% tổng cung tiền, đây là một điều rất nguy hiểm khi một cá nhân/tổ chức nắm giữ và kiểm soát một dòng tiền lớn như vậy
Ứng dụng Pi không công bố lõi công nghệ – mã nguồn khiến nhiều chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực blockchain phải lên tiếng cảnh báo sự thiếu minh bạch của dự án này. Nguyên tắc bất di bất dịch của blockchain là tính minh bạch.
Như vậy, kết luận được đưa ra chính là: đây là một cú lừa siêu to khổng lồ ở thời điểm hiện tại.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến còn cho rằng người dùng chỉ đang tham gia vào việc xây dựng cộng đồng trong khi máy chủ khai thác Pi lại ở nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc người tham gia chỉ được tặng Pi mà thôi, chứ không phải một phần của mạng lưới blockchain. Dấy lên lo ngại về giá trị của đồng PI.
Thật ra, PI Network chẳng sử dụng công nghệ blockchain gì cả, tất cả chỉ là việc tương tác giữa máy khách (bên người dùng) và máy chủ của PI Network mà thôi, việc tương tác ở đây đơn giản chỉ là gửi dữ liệu của người dùng đến PI Network và máy chủ tự động trả về thông tin giống như người dùng đang "đào" được đồng tiền ảo này.
Tạo ra hiệu ứng lừa đảo cộng đồng mô hình “Domino”
Một chuyên gia về tiền số cũng cho biết, thực tế website trên được giới "đào" Pi tại Việt Nam sử dụng để lôi kéo thêm nhiều người. Họ quay, chụp màn hình các trang, sau đó đưa lên hội nhóm với lời khẳng định sắp tới "có thể mua bán bằng Pi", hay "mỗi Pi sẽ có giá hàng trăm USD", kèm mã giới thiệu để rủ người khác cùng "đào" Pi.
Đầu năm nay, một số cửa hàng, quán ăn tại Việt Nam cũng từng sử dụng chiêu "thanh toán bằng Pi" để hút khách và thành viên tham gia mạng lưới. Nhưng sau đó, họ lấy lý do PI Network chưa đi vào giai đoạn chính thức nên chưa thể thanh toán.
Ngay cả khi PI Network được đưa vào giai đoạn chính thức, việc thanh toán hàng hoá bằng PI là hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam. Tại Hội nghị Phòng ngừa vi phạm, tội phạm trong chuyển đổi nền kinh tế số do Bộ Công an tổ chức, các cơ quan chức năng khẳng định việc sử dụng tiền ảo để thanh toán là vi phạm pháp luật.
Một số tên miền liên quan đến PI Network
Hầu hết những thông tin chủ sở hữu tên miền có những thông tin thiếu minh bạch hoặc che đậy thông tin thật của người quản lý tên miền.
Nếu độc giả quan tâm đến vấn đề kỹ thuật liên quan đến ứng dụng PI Network (đi sâu vào việc phân tích mã nguồn,...), độc giả có thể xem thêm tại đây: PI Network 3.14 là tiền ảo hay tiền “ảo” scam
Tóm tắt những phân tích của tác giả, ứng dụng Pi Network đơn giản chỉ là một ứng dụng chứa đựng rất nhiều quảng cáo, mã theo dõi và lừa đảo người dùng gửi thông tin đến máy chủ của những người đứng sau PI Network không hơn không kém.
Khuyến cáo và kết luận
Như vậy, qua những thông tin trên, người dùng cần cảnh giác và thận trọng với PI Network cùng những dự án tiền ảo tương tự. Những ai đã và đang tham gia Pi Network nên xem xét để đưa ra nhận định đúng và thực tế, thay vì chạy theo những mơ ước không có thật hay viển vông thiếu logic.
Do tiền Pi chỉ được lưu trên máy chủ tập trung, người quản trị hệ thống có thể thay đổi và tạo ra bao nhiêu tiền tùy thích. "Khi đó, đồng tiền cũng không còn giá trị gì" và hiện giá trị của đồng Pi trên thị trường bằng 0. Người dùng chưa thể giao dịch, mua bán bằng đồng tiền này.
Không những vậy, nếu Pi trở thành phương tiện thanh toán đồng nghĩa với việc nhóm nhà sáng lập được hưởng 25% tổng cung tiền, đây là một điều rất nguy hiểm khi một cá nhân/tổ chức nắm giữ và kiểm soát một dòng tiền lớn như vậy
Ứng dụng Pi không công bố lõi công nghệ – mã nguồn khiến nhiều chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực blockchain phải lên tiếng cảnh báo sự thiếu minh bạch của dự án này. Nguyên tắc bất di bất dịch của blockchain là tính minh bạch.
Như vậy, kết luận được đưa ra chính là: đây là một cú lừa siêu to khổng lồ ở thời điểm hiện tại.
Xem thêm:
Tiền Minh Vy
Theo WjbuBoiz
Theo WjbuBoiz
Sửa lần cuối: