Vài ngày trước, Apple chính thức giới thiệu tính năng an ninh hình ảnh mới của mình nhằm phòng chống nội dung khiêu dâm trẻ em. Từ đó, nhiều tranh cãi nổi lên cho rằng đây có lẽ là một thủ thuật cài đặt “backdoor”, thường là một đoạn mã cho phép truy cập hệ thống từ xa, của Apple để có thể theo dõi người dùng.
Apple đã công bố hai tính năng tách biệt hoàn toàn được áp dụng trong việc ngăn chặn các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em. Một là, tính năng quét ngầm những hình ảnh được lưu trữ trên iClound có chứa nội dung trong “Tài liệu Lạm dụng tình dục Trẻ em” (CSAM). Hai là, một công cụ phát hiện những ảnh “nhạy cảm” được gửi cho trẻ em và phát ra cảnh báo cho cha mẹ về tần xuất của những bức ảnh đó được tích hợp vào iMessage.
Việc này đã kéo theo mối lo ngại của người dùng về quyền riêng tư khi tất cả hình ảnh trên điện thoại của mình đều bị quét để tìm kiếm nội dung khiêu dâm. Apple dường như đã lường trước được điều này và nỗ lực giải thích trong những ngày sau công bố. Tuy nhiên nhiều luồng ý kiến cho rằng những tính năng này là một “siêu mầm mống” mà Apple thành công cấy vào iPhone, như một chiếc gông cho người dùng.
Việc này đã kéo theo mối lo ngại của người dùng về quyền riêng tư khi tất cả hình ảnh trên điện thoại của mình đều bị quét để tìm kiếm nội dung khiêu dâm. Apple dường như đã lường trước được điều này và nỗ lực giải thích trong những ngày sau công bố. Tuy nhiên nhiều luồng ý kiến cho rằng những tính năng này là một “siêu mầm mống” mà Apple thành công cấy vào iPhone, như một chiếc gông cho người dùng.
Có lo ngại rằng Chính phủ đã nhúng tay vào buộc Apple tùy chỉnh tính năng quét hình ảnh của mình nhằm mục đích thu thập những tài liệu cụ thể trên iPhone. Crag Federighi, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Kỹ thuật phần mềm của Apple đã bác bỏ hoàn toàn khái niệm công cụ nhà Táo là một “backdoor” trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Joana Stern của tờ Wall Street Journal đã có lời giải thích của Ferderighi khi mối lo ngại dành cho những tính năng mới này. Ông khẳng định, bất kì tính năng mới nào như công cụ quét CSAM hoặc an toàn liên lạc trên iMessage, đều không thể xuất hiện trên iOS nếu chưa thông qua sự đảm bảo của mình.
Federighi cũng thừa nhận rằng việc Apple còn nhiều vấn đề trong lần công bố các tính năng an toàn trẻ em mới đã vô tình nảy sinh ra nhiều lo ngại.
It’s really clear a lot of messages got jumbled pretty badly in terms of how things were understood. We wish that this would’ve come out a little more clearly for everyone because we feel very positive and strongly about what we’re doing.
Ông nói: "Rõ ràng là việc truyền tải thông tin không hệ thống sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách mà người nghe hiểu nó. Chúng tôi biết rõ những gì mình đang làm, chỉ tiếc là những tính năng này đã không được truyền tải đúng về những gì nó có thể mang lại.”
Tính năng truy quét ảnh CSAM
Bảo mật - yếu tố được Federighi làm rõ là cốt lõi của những tính năng mới. Thiết kế bảo mật đa lớp của tính năng quét ảnh CSAM đảm bảo mọi hoạt động đúng quy trình. Đầu tiên, công cụ không truy quét toàn bộ thư viện hình ảnh của người dùng iPhone, chỉ trừ những ảnh được lưu trữ iClound. Và một điểu chắc chắn là không chạm đến nội dung bên trong của những tấm ảnh.
Công cụ hoạt động dựa trên việc mã hóa hình ảnh và so sánh nó với hệ thống hình ảnh CSAM được lưu trữ trên dữ liệu của iPhone. Những bức ảnh được cung cấp bởi (NCMEC) Trung Tâm Quốc gia về Trẻ em Mất tích và Bóc lột cùng với nhiều tổ chức bảo vệ trẻ em khác. Nếu trùng khớp, một dạng tín hiệu như là phiếu an ninh được gắn lên hình ảnh iCloud. Sau đó công cụ trên iCloud đếm tất cả phiếu an ninh, một khi số lượng phiếu vượt quá 30 phiếu thuật toán sẽ gửi cảnh báo đến Apple. Chỉ vài giây sau đó, Apple sẽ liên lạc với chủ sở hữu.
Do đó, như Federighi lập luận, khả năng của Apple trong việc tìm kiếm các mảng băm của hình ảnh đã được chỉ định, hoàn toàn không cấu thành một “backdoor”.
Không tồn tại“backdoor” trong iPhone.
Cũng theo Federighi cơ sở dữ liệu của CSAM đều đồng bộ trên tất cả thị trường. Giám đốc điều hành nhận định về tính năng quét ảnh này:
Imagine someone was scanning images in the cloud. In our case, the database is shipped on device. People can see, and it’s a single image across all countries.
We ship the same software in China, with the same database as we ship in America, as we ship in Europe. If someone were to come to Apple, Apple would say no, but let’s say you aren’t confident. You don’t want to just rely on Apple saying no. You want to be sure that Apple couldn’t get away with it if we said yes.
Well, that was the bar we set for ourselves in releasing this kind of system. There are multiple levels of audibility, and so we’re making sure that you don’t have to trust any one entity or even any one country, as far as […] what images are part of this process.
"Hãy tưởng tượng rằng một người lạ nào đó đang quét các bức ảnh được lưu trên dữ liệu đám mây." phải biết rằng người này không biết được đám mây có thể quét được những gì - Yvone. "Trong công nghệ khép kín của chúng tôi, cơ sở dữ liệu được gửi đến từng thiết bị và tất cả mọi người trên thế giới đều có thể nhìn thấy cùng một tấm ảnh. ”
“Phần mềm do chúng tôi cung cấp tương tự với phần mềm được sử dụng ở Trung Quốc, ngoài ra cơ sở dữ liệu cũng tương tự với Mỹ, với châu Âu”, ông nói tiếp. “Nếu ai đó có ý định tiến đến Apple, chúng tôi sẽ nói không, nhưng giả sử bạn không quá liều lĩnh cũng không muốn trông đợi vào lời từ chối của Apple. Bạn muốn chắc chắn rằng Apple không gặp bất cứ rủi ro nào nếu đồng ý. ”
“Ừ thì, đó cũng là cơ hội cũng như thử thách chúng tôi tự đặt trong chiến dịch phát hành hệ thống này”, Federighi nói. “Chúng tôi đảm bảo rằng bạn không cần phải tin bất kỳ tổ chức hay thậm chí quốc gia nào, miễn là hình ảnh nào được tham gia vào tiến trình này ”
Tính năng an toàn liên lạc trên iMessage.
Phương thức hoạt động của tính năng này cũng được Federighi giải thích rõ. Ông phát biểu lại rằng đây là một công cụ an ninh hướng thiết kế đến các bậc phụ huynh. Giả sử trẻ em dưới 12 tuổi nhận được ảnh chứ nội dung nhạy cảm khi sử dụng iMessage, hình ảnh sẽ được ẩn đi ngay lập tức và thay vào đó là cảnh báo từ phía hệ thống, yêu cầu lựa chọn gửi ảnh cho bố mẹ hoặc xem ảnh. Trẻ em dưới 12 tuổi chọn xem ảnh đã ẩn sẽ kích hoạt cảnh báo đến cha mẹ chúng.
“Chúng tôi đã nhận thức quá muộn màng. Giới thiệu hai tính năng này cùng một lúc chẳng khác gì thêm dầu vào lửa thúc đẩy lên nhiều mối lo ngại”, Federighi nói với tờ WSJ. “Bởi vì giới thiệu cùng một lúc như thế, nên người dùng hiển nhiên liên kết hai chức năng này lại và hoang mang: Chuyện gì xảy ra với Tin nhắn vây? Câu trả lời là…chẳng có gì xảy ra cả!”
Đến nay người dùng vẫn chưa được trãi nghiệm những tính năng này. Liệu có hoạt động được như Apple hứa hẹn hay đây thật sự là một “backdoor” được cài cắm? Và trên đây là một vài ý chính của buổi phỏng vấn Craig Federighi với tờ WSJ, thông tin chi tiết buổi phỏng vấn xem tại trang chủ WSJ.
Xem thêm:
Yvonne Tran
Theo BGR
Theo BGR
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: